Ống sáo 6 lỗ bấm khoét để thổi bài dân tộc
Ống sáo 6 lỗ bấm dùng để thổi bài bản dân tộc có cấu tạo nói chung giống như ống sáo 6 lỗ bấm đã giới thiệu ở giữa các phần trên, chỗ khác nhau là:- Giữa lỗ bấm số 1 và số 2 không phải là quãng một cung mà non một cung, tức là nốt mi ở sáo đô dân tộc phát ra âm hơi thấp hơn mi trong gam Đô trưởng
- Giữa lỗ bấm số 2 và số 3 khoobf phải là quãng nửa cung và mặc dầu Mi đã hơi thấp, nốt Fa lại hơi cao chút ít so với Fa trong âm Đô
- Giữa lỗ bấm số 5 và số 6, quãng một cung ở đây cũng hơi non chút ít, nốt si hơi thấp đi.
Biết những đặc điểm trên, muốn khoét ống sáo để thổi bài bản dân tộc, đến những lỗ bấm đo chúng ta khoét khác đi:
Sau khi đã tìm được vị trí giới hạn của lỗ số 2 ta khoét lùi xuống bên dưới khoảng 1 mm.
- Khi tìm vị trí số 3, không căn cứ vào chiều dài thực tế đo được từ cạnh dưới lỗ thổi tới cạnh trên lỗ số 2 nữa mà căn cứ vào số liệu của vị trí giới hạn cạnh trên lỗ số 2 đã tìm được ( tức là vị trí thực tế trừ bớt đi 1 mm mà khi khoét ta đã khoét lùi xuống). Lỗ số 3 khoét ở vị trí bình thường với kích thước bình thường có thể đã phát ra âm thanh đạt yêu cầu: nếu vẫn còn thấy hơi non thì khoét lỗ rộng ra bằng các lỗ bấm khác. Nhớ là khoét vào cạnh dưới của lỗ chứ không khoét lên cạnh trên nữa.
- Lỗ bấm số 6: Cách tính tìm vị trí giới hạn cạnh trên cho lỗ số 6 tiến hành bình thường, nhưng khi khoét lỗ thì khoét lùi xuống khoảng 0.5 mm.
Nên chọn đầu ống gốc hay đầu ngon của ống nứa, ống trúc là đầu ống sáo.
Các loại ống nứa, ống trúc, ống rùng không có đường kính lòng ống ở hai đầu bằng nhau, thường là một đầu lớn, một đầu nhỏ. Tùy loại, có khi đầu gốc lớn, có khi đầu ngọn lớn nên vấn đề đặt ra chính là chọn đầu có đường kính lớn hay đầu có đường kính nhỏ làm đầu ống sáo.a) Nếu chênh lệch giữa đường kính của hai đầu ống không đáng kể ( không quá 0.5 mm) ta có thể chọn đầu nhỏ làm đầu ống sáo cũng được. Theo kinh nghiệm riêng, gặp trường hợp này chúng tôi dùng đầu có đường kính nhỏ làm đầu ống sáo tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng đầu ống có đường kính lớn làm đầu ống sáo cũng được, và trong toàn bộ công việc phải làm đã giới thiệu trong tài liệu, chỉ có việc nút đầu ống sáo là phải làm ngược lại, còn tất cả các công việc khác không có gì thay đổi ( bao giờ cũng vặn nút vào đầu có đường kính lớn và đẩy dần tới vị trí thì nút mới chặt).
b) Nếu chênh lệch giữa đường kính hai đầu quá 0.5 mm.
Đây là trường hợp thường gặp nếu dùng các loại ống rùng làm sáo. Phải nói ngay ống làm sáo cần có đường kính hai đầu chênh lệch càng ít càng tốt, phải dùng ống có hai đầu chênh lệnh nhiều là bất đắc dĩ. Và làm sáo có âm gốc là Đô, với đường kính lòng ống trung bình khoảng 13 mm chệnh lệch giữa đường kính ở hai đầu không nên quá 1 mm.
Với ống có đường kính hai đầu chênh lệch từ 0.5 đến 1 mm, người ta thường chọn đầu có đường kính lớn làm đầu ống sáo, như vậy vừa có lợi về mặt phát âm ( hơi thổi nhẹ hơn, lên âm cao tốt hơn) vừa có lợi về mặt bố trí của hàng lỗ bấm ( tránh được tình trạng những lỗ ở cuối ống thì xa nhau quá mà những lỗ về phía lỗ thổi lại xít gần nhau quá) .
Dùng loại ống này để khoét sáo cần lưu ý:
Nếu dựa và sáo mẫu thì có thể lấy cự ly của các lỗ thổi, lỗ bấm nhưng kích thước của các lỗ bấm phải thay đổi; Lỗ số 6 có kích thước bình thường, lỗ số 5 hơi nhỏ đi chút ít, các lỗ khác cũng khoét nhỏ dần để đến lỗ số 1, kích thước lỗ bấm hình bầu dục còn lại 7mm và 6mm. Xin nhắc thêm, tuy lỗ khoét nhỏ dần nhưng khoảng cách giữa cạnh dưới lỗ thổi và cạnh trên của mỗi lỗ vẫn phải chính xác như cũ.
Trên đây là một số kinh nghiệm làm sáo thổi bài dân tộc, chọn đầu ống nguyên liệu để khoét lỗ thổi từ thầy Trịnh Tuấn, bài viết sẽ tiếp tục được cập nhật, bạn có thể theo dõi các bài viết mới nhất qua page của Sáo nứa lão rơm
[favorite]
Related Posts
Bài sưu tầm
October 05, 2017
0