Tất tần tật về sáo vỡ tiếng. Tại sao tiêu sáo được gọi là vỡ tiếng âm thanh lại nghe hay hơn?


Bạn đã bao giờ nghe đến khai niệm vỡ tiếng của sáo chưa? 

Nhiều người chơi sáo một thời gian dài sẽ có khái niệm nhiều về hiện tượng vỡ tiếng của sáo. Có nhiều người bảo rằng đàn sáo chơi được một thời gian thì âm thanh sẽ hay hơn. Nhưng cũng có ý kiến trái chiều khác là sáo chơi thời gian càng dài thì âm thanh nó sẽ dở hơn chứ làm sao mà hay hơn được. Vậy sự vỡ tiếng thực chất là hiện tượng gì và đâu là ý kiến đúng.

Tại sao lại gọi là Sáo vỡ tiếng ? Khái niệm này bắt nguồn từ đâu ?

Loanh quanh lục lọi nguồn tư liệu trên nhiều cuốn sách, tài liệu, diễn đàn liên quan đến sáo trúc, Tôi không tìm đâu ra được một khái niệm chính thống và cơ bản hoàn chỉnh nào về Sáo vỡ tiếng. Họa chăng đó cũng chỉ là cách gọi quen thuộc dựa trên những nét tương đồng với một thói quen khác, một khái niệm khác hiện hữu trong cuộc sống. Có thể hiểu nôm na như kiểu giọng của một người khi trưởng thành sẽ có âm sắc ổn định hơn.
Sáo cũng tương tự vậy, sau một thời gian được sử dụng luyện tập, tiếng sáo sẽ trở lên hay hơn, âm sắc mượt mà hơn khi chuyển quãng và ổn định về mặt tần số nốt ở các quãng khác nhau. 
Nhưng đó cũng chỉ là cách hiểu và cảm nhận cá nhân từ số đông người sử dụng, còn về dẫn chứng khoa học thì tôi chưa thấy có một nghiên cứu nào cụ thể để khẳng định điều đó cả.
Vậy, giờ chúng ta tạm thời sử dụng cụm từ " SÁO VỠ TIẾNG" để làm chủ đề cho bài viết này mà thôi.

Người ta nói gì về sáo vỡ tiếng? 

Trên trang https://kenhtieusao.com có dẫn một vài ý kiến liên quan đến sáo vỡ tiếng mà tôi thấy cũng đáng để tham khảo như thế này:

Vỡ tiếng chỉ như là 1 kiểu chơi chữ, ý là tiếng sáo đã bị phá, không còn bí, đì,… như trước. Có những cây sau khi vỡ tiếng có thể lên quảng 3 dể dàng hơn trước đó, âm cũng sẽ vang hơn, đẹp hơn, mượt hơn, …

Gần đồng quan điểm với Kenhtieusao, trên trang http://xuongsaotruongsa.com/ cũng khẳng định:
Sáo vỡ tiếng là sáo thổi lâu ngày, tiếng trong và vang hơn, lên cao thì không chói, xuống thấp thì trầm, ấm.
Bên cạnh sự đồng tình, thì cũng có rất nhiều quan điểm trái chiều về hiện tượng được gọi là vỡ tiếng của cây sáo. Họ cho rằng: Tiếng sáo hay hơn hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu làm sáo như độ già, dày, thẳng, cũng như sự khác nhau về chất nứa từng vùng miền, chứ không hề liên quan đến việc thổi sáo lâu dài. Còn chuyện thổi lâu chờ cây sáo "vỡ tiếng" thì chỉ là trò bịp của các tay bán sáo. Một cây sáo đã dở thì không thể chỉ "thổi lâu" để hay hơn 1 cây sáo được làm công phu??.
Một quan điểm để cho thấy khó chứng minh được, đó là sau 1 thời gian dùng sáo, chúng ta quen tay, quen miệng, quen điều hơi với cây sáo đó, chưa kể trình độ còn lên nữa, thì làm sao có thể cảm nhận được "vỡ tiếng".

Chuyện sáo "vỡ tiếng", theo cách hiểu của mọi người, là làn hơi tác động (hay ảnh hưởng) lên cây sáo, làm thay đổi cấu trúc của vật liệu, dẫn đến sự thay đổi âm sắc (ngon/phê hơn). Câu hỏi ở đây là: Thực sự làn hơi có làm thay đổi cấu trúc của trúc/nứa (và hệ quả là âm hay hơn) không, hay là do người chơi đã quen với cây sáo nên thổi hay hơn? Những người thắc mắc về vấn đề này có lẽ cần giải đáp/chứng cứ thuyết phục có tính khoa học

Vậy đâu là câu trả lời ?

Để tìm cho ra câu trả lời, tôi lại tiếp tục loay hoay tra cứu các tài liệu liên quan cả trong và ngoài nước  nhưng không tìm thấy tài liệu về sáo vỡ tiếng, ngoại trừ những tài liệu Việt Nam. Những tài liệu tiếng Anh chỉ đề cập đến chuyện "breaking-in" period (có thể hiểu như chạy roda) cho woodwind instrument (nhạc cụ bộ hơi làm từ gỗ/bamboo). Breaking-in period chỉ cho người dùng cách làm quen và bảo quản tiêu/sáo/… từ những ngày đầu chứ không đề cập đến sáo vỡ tiếng.

Càng tìm hiểu kĩ hơn, tôi càng nhận ra một điều: Sáo vỡ tiếng tuy là hệ quả của thời gian sử dụng sáo lâu dài nhưng thực chất nó phụ thuộc rất nhiều từ quá trình gia công cũng như chọn lựa nguyên liệu kĩ lưỡng từ ngay trong giai đoạn đầu làm sáo. Sáo được gọi là vỡ tiếng khi nó có nhiều sự thay đổi sau quá trình thay đổi, có thể là tốt hoặc xấu nhưng về cơ bản là nó có thay đổi, và nhiều người chơi sáo coi đó là thay đổi tốt vì nó giúp họ chơi sáo được hay hơn, người nghe dễ cảm thụ hơn.

Và tôi đi đến một kết luận : 

Hiện tượng sáo vỡ tiếng là hiện tượng biến đổi về cao độ, cường độ, sắc thái của âm thanh theo thời gian khi sáo phát âm.

1. Sự biến đổi về cao độ (Hz): Phô cao lên, hay phô thấp đi.

Để hiểu rõ sự cao hơn này, các bạn làm sáo hãy thử nghiệm với 1 lòng sáo chưa lau và lòng sáo đã lau sạch lòng, hoặc được thấm một chút nước.. Mà cao độ của sáo là sự cộng hưởng của âm thanh các phần tử hơi (trong lòng sáo từ miệng thổi ra), thành sáo (các thớ nứa rung động) ,…đường truyền càng dài thì tiếng sáo càng trầm, do vậy mà lòng trơn phẳng thì tiếng sáo sẽ cao hơn.
Như vậy, tiếng sáo cao hơn hay thấp đi là chưa xác định, nứa già thì âm sẽ ổn định hơn, làm sáo trau truốt, xử lý lòng, thì âm sẽ ổn định hơn.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cao độ của sáo: chính xác nếu các bạn làm sáo để ý chỗ phần mềm tuner e cho máy tính, có 1 số phiên bản, khi điều chỉnh độ chuẩn cho sáo sẽ thấy, có chỗ nó ghi nhiệt độ và cái này cũng thay đổi theo chuẩn âm mình chọn (như là 1 chỉ dẩn)

Công thức becnuli: Tần số = Vận tốc âm/ bước sóng, bước sóng chính là đường truyền của mỗi phần tử hơi, và vận tốc âm tăng lên theo nhiệt độ. Có 1 số quan niệm cho rằng, vận tốc âm này ổn định do nhiệt độ của người là ổn định, tuy nhiên, vận tốc để tính tần số được tính theo nhiệt độ của không khí trong lòng sáo, và tấc nhiên không thể thổi nóng lòng sáo hoàn toàn và ngay lập tức.
Vào mùa nóng, cây sáo sẽ nở ra, nên lòng sáo to lên, cây sáo bị trầm xuống
Vào mùa nóng, môi sẽ mềm hơn (mùa lạnh thường khô) hệ hô hấp tốt hơn, nên tiếng sáo sẽ cao hơn
Như vậy, về nhiệt độ và cao độ, giữa các mùa vẫn không thể xác định, sự khác biệt ở đây rõ nhất khi, trường đang lạnh, tự nhiên có ngày ấm áp, hoặc chuyển mùa thì tiếng sáo sẽ cao lên do sáo chưa nở kịp và tấc nhiên có điều ngược lại.
Vào mùa hè, việc đo âm vào giữa trưa nắng và tối đêm ( điều kiện buổi trưa khi đã xông hơi tốt) thì có sự chênh lệch đáng kể, đây là sự ảnh hưởng của nhiệt độ vì lòng sáo vẫn ổn định.
Mình vẫn thấy sáo vào mùa hè cao hơn mua đông khá nhiều, do có cả 2 yếu tố ảnh hưởng ( nhiệt và hơi) cái này là mình rất để ý trong quá trình đo sáo.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm vỡ tiếng, tiêu sáo vỡ tiếng. Tại sao tiêu sáo vỡ tiếng lại hay hơn? Tại sao có người lại đi tìm mua sáo cũ? Tuy nhiên, sáo cũ đắt hơn hay rẻ hơn sáo mới cũng còn tùy vào quan niệm từng người và nhiều khi sau khi vỡ tiếng, âm sắc cây sáo không hay hơn mà sẽ ngược lại. Để tìm hiểu sâu thêm, các bạn có thể đọc trong chuyên mục cách làm sáo. Trong đó có nhiều bài viết phân tích tĩ mĩ về âm sắc, các yếu tố ảnh hưởng, … đặc biệt là bài viết Sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm sắc tiêu sáo
Hight
September 28, 2017
0

Menu

Search

Recent Comments

Contact Me