Tài liệu khoét sáo thầy Trịnh Tuấn Phần 1 - Những điều cơ bản về phát âm của ống sáo


Khi chúng ta thổi sáo, một phần của luồng hơi từ miệng ra bị mép lỗ thổi của ống sáo chặn lại, tác động vào lòng ống, làm cho cột không khí bên trong rung động. Âm thanh của sáo phát ra chính là kết quả của sự rung động của cột không khí nói trên. Cột không khí bên trong lòng ống này ( cũng chính là lòng ống) càng dài, càng lớn thì âm thanh phát ra càng trầm và ngược lại, càng ngắn, càng nhỏ thì âm thanh phát ra càng cao.

Vì thế, muốn làm ống sáo có âm gốc trầm, người ta dùng những ống dài có đường kính nhỏ
Muốn làm thay đổi âm thanh từ một ống sáo phát ra có hai cách:

a, Phải thay đổi chiều dài của cột không khí rung động trong lòng ống:

Khi thổi sáng ngang, nếu ta bịt kín cả 6 lỗ bấm, cột không khí rung động có chiều dài tính từ cạnh dưới của lỗ thổi tới cạnh trên của lỗ định âm gốc, sáo phát ra âm gốc. Khi ta nhấc ngón tay mở lỗ thứ nhất ( lỗ số 1, tính từ cuối ống lên) , cột không khí rung động ngắn đi một đoạn ( vì nó không còn thoát hơi từ lỗ đinh âm gốc mà thoát hơi ngay từ cạnh trên của lỗ bấm số 1), âm phát ra cao hơn âm trước.
Mỗi lần nhấc 1 ngón tay tuần tự mở thêm các lỗ bấm, cột không khí càng ngắn đi, âm thanh phát ra càng cao lên.[line]

b, Thay đổi sức mạnh của luồng hơi thổi.

Nếu ta bịt cả 6 lỗ bấm và thổi với luồng hơi bình thường, sáo sẽ phát ra âm gốc. Ví dụ âm gốc đó là Đô (nốt Đô ở dòng phụ bên dưới khuông nhạc mang khóa sol), bây giờ ta vẫn bịt kín cả 6 lỗ bấm như trước nhưng thổi với luồng hơi tương đối mạnh, ống sáo sẽ phả ra âm Đó cao hơn âm gốc một quãng 8 ( nốt Đố ở khe thứ 3 trên khuông nhạc mang khóa sol). Vẫn giữ ngón bấm như cũ nhưng thổi thật mạnh, sáo sẽ phát ra âm Sol cao hơn âm trước một quãng 5 ( nốt sol nằm ở bên trên dòng thứ 5 của khuông nhạc mang khóa sol)

(theo tài liệu khoét sáo - Trinh Tuấn)
Bài sưu tầm
September 30, 2017
2

Menu

Search

Recent Comments

Contact Me