Bảo quản sáo như thế nào là hiệu quả

Sáo trúc, nứa người dùng ưu thích và sử dụng khá phổ biến. Nhưng do được làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố thời tiết cũng như tác động từ các yếu tốt bên ngoài khác nên việc bảo quản sáo đúng cách là vô cùng cần thiết. Bài viết này mình xin được chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về cách bảo quản sáo trúc nứa. Tránh một số tình trạng ví dụ như bị mốc, dập vỡ,…

Bảo quản sáo sau khi mua về ( sáo mới làm)

Đặc điểm quan trọng của loại sáo này là nguyên liệu mới làm, thiếu tính ổn định trong kết cấu nên sáo thường rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, đặc biệt là hơi nóng và ẩm từ miệng thổi vào. Với ống sáo mới ,dù làm bằng trúc/nứa tốt được lưu giữ lâu, cũng nên giữ thổi dần dần ,có nghĩa là ,không chơi nhạc cụ trong một thời gian thật dài cho ngày đầu tiên mua về sử dụng. Lý tưởng nhất ,thổi trong vòng mười lăm (15') phút ngày đầu tiên , ba mươi phút (30')cho ngày thứ hai ,và sau đó tăng dần thời gian. Lý do nên làm như vậy vì khi thổi, độ ẩm của làn hơi từ trong phổi ( bao gồm một lượng lớn khí cabon, hơi nước - nóng và cả nước bọt) đi vào các thành tường của ống (vốn được để lâu dài, thành ống bị khô, chưa thể quen với sự thay đổi về độ ẩm), điều này tạo ra nở rộng lòng trong với tốc độ quá nhanh, trong khi vỏ ngoài của sáo thường cứng hơn, tốc dộ giãn nở cực thấp. Hai yếu tố này xung khắc với nhau dẫn đến nhiều hiện tượng đang thổi thì thân sáo bị tóc hoặc nứt nhẹ.

Việc điều hơi thổi từ từ từ, chậm dãi trong thời gian đầu rất cần thiết, sự thực hành này làm cho chất sợi của ống quen với sự thay đổi của độ ẩm. Điều này cũng đúng cho các nhạc cụ không được chơi trong một thời gian dài hoặc chơi sáo vào mùa lạnh.[line]

Bảo quản vỏ ngoài của sáo

Nếu nhạc cụ được đánh bóng, phủ sơn, thì chỉ được lau nhẹ bằng vải mềm ẩm nước hoặc với 70% cồn nếu bị dính mỡ hoặc chất dầu bám vào.

Vỏ sáo vốn được cấu thành từ các biểu bì. Lớp biểu bì bao bọc ngoài thành sáo chứa nhiều diệp lục tố và được cấu tạo lớp cutin hoá và sáp có tác dụng bảo vệ thân sáo, chống lại các tác động cơ học và sinh học từ bên ngoài. Chính vì thế, việc quá chú tâm vào lớp sơn bóng phủ bề ngoài của sáo ( tình trạng thực tế mà rất nhiều các shop bán sáo lớn nhỏ hiện nay đang áp dụng để tăng tính thẩm mĩ ban đầu cho sáo) thực sự là không cần thiết mà nó còn có tác dụng ngược khi mà lớp biểu bì của vỏ sáo rất cứng và mịn, làm cho lớp sơn không bám chắc được, sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến hiện tượng bong tróc vảy, bám bẩn rất mất thẩm mĩ, chứ chưa nói đến tác dụng phụ về ảnh hưởng của chất hóa học đến người thổi trong thời gian đầu khi lớp sơn còn mới.
[line]

Hạn chế sáo mốc

Mốc ở sáo là điều khó tránh khỏi, kể cả với những sáo được làm từ nguyên liệu nứa/trúc cực già. Thực chất vấn đề này cũng không ảnh hưởng nhiều đến âm, nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ cây sáo. Nhưng ta có thể hạn chế mốc bằng những cách sau:
  • Lau sáo bằng vải mềm sau khi sử dụng. Thổi xong thì treo nới thoáng mát, thoáng gió, nhưng không nên phơi trực tiếp ra nắng vì dễ nứt.
  • Khi có hiện tượng mốc, các bạn có thể lấy bông, tẩm cồn ( <70%) lau qua cũng được. Nhưng các bạn tuyệt đối không nên ngâm cả cây sáo trong cồn, cũng đừng phơi sáo trực tiếp ra nắng, hay ngâm nước làm gì… Ngâm sáo không cẩn thận sẽ làm sáo nhanh mục. Phơi nắng sẽ dễ làm tách sáo, chà xát nòng sáo quá mạnh cũng làm ảnh hưởng đến độ mịn, ảnh hưởng tới âm và khả năng vỡ tiếng của cây sáo.
  • Phương pháp treo là ống sáo lên gác bếp (loại bếp củi) 1 thời gian cho muội bám vào rồi lau sạch về tác dụng chống mốc thì hiệu quả nhưng nó sẽ đem lại tác dụng ngược khi làm co ngót thành ống, ảnh hưởng đến tần số âm thanh của sáo khiến sáo không còn chuẩn âm như trước ( âm thanh phô cao hơn) hoặc sáo bị cong nhiều do sáo làm xong bị hệ lỗ bấm, lỗ thổi phá vỡ kết cấu liền mạch của thớ nứa và vỏ, khi hun sẽ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao nên dễ bị cong, đồng thời, hiện tượng nứt vỡ càng dễ xảy ra hơn. Việc hun khói nếu có thực hiện thì chỉ nên làm với nguyên liệu trước khi khoét sáo, phương pháp hun khói cũng cần có kinh nghiệm và phương pháp riêng thì mới hiệu quả được.
  • Việc ngâm sáo trong nước muối trong thời gian dài thực tế sẽ mang lại tác dụng ngược hơn bởi lượng muối trong sáo quá nhiều gây hiện tượng ẩm ướt liên dụng, đồng thời tạo một lực ma sát không nhỏ ở trong thành ống làm cản trở đường truyền âm. Chính vì vậy, thay vì ngâm muối trong thời gian dài, bạn chỉ cần lau qua sáo bằng nước muối với nồng độ nhỏ là được. [line]

Chống nứt cho sáo

Nhiệt độ ở Việt Nam phân loại thành 2 mùa nóng lạnh rõ rệt. Do đó, việc sáo bị nứt, toác rất dễ xảy ra, đặc biệt là với trúc do độ chênh lệch (độ cứng, khả năng hút ẩm, dãn nở) giữa vỏ trúc và thớ trúc rất lớn. Với nứa thì đỡ hơn trúc nhưng thành nứa lại mỏng và cứng dễ chịu tác động từ lực bên ngoài như bứt do bóp chặt tay, bì đè nén hay rơi vỡ. Vậy, phương án nào để hạn chế hiện tượng này?

Các phương pháp trên thị trường, các shop sáo hay sử dụng là: quấn dây 2 đầu, quấn dây toàn thân, bọc đồng, bọc inox, bọc cao su, bọc nhựa. Hiện nay, thì phương pháp bọc inox 2 đầu sáo được áp dụng khá nhiều. Tuy nhiên, mình không áp dụng do nó sẽ có ảnh hưởng đến âm thanh của cây sáo và việc khoét đi một lớp võ để bọc inox vào làm cây sáo, tiêu mất tính tự nhiên. Theo một vài quan niệm, thì nếu bọc bằng cao su hay nhựa dẻo sẽ ít ảnh hưởng đến âm sắc hơn, nhưng mình thấy là chưa chắc đã như vậy. Sáo làm bằng cao su thì làm sao âm thanh tốt bằng sáo inox, do vậy, cao su sẽ hạn chế việc phát tán âm của thành ống sáo hơn inox. Cái này mình cũng không nghiên cứu kỹ lắm, vì mình xác định là không bọc.

Xử lý chặt ngay từ khâu nguyên liệu: Nguyên liệu làm sáo phải thực sự tốt, không chỉ đủ già mà phải được trải qua đủ các kiểu khí hậu. Sáo của mình làm thường là nứa đã được xử lý ít nhất trên 1 năm từ khi chặt về để đảm bảo đủ khô và đủ để ống nứa thích nghi được với các kiểu thời tiết, các ống sáo để sau 1 thời gian mà có hiện tượng nứt, vỡ, móp méo thì lập tức loại. Đây gọi là phương pháp đào thải. Phương pháp chọn lọc tự nhiên này sẽ giúp bạn chọn ra được những ống sáo "khỏe mạnh" có thể một phần hạn chế được hiện tượng nứt vỡ.

Để cây tiêu sáo tránh những chỗ có gió, hanh khô vào mùa hanh khô. Tốt nhất là chơi xong, các bạn cất nó vào túi sáo (túi da có lớp nhung mềm bên trong là tốt nhất)

Làm nóng lòng ngoài tiêu sáo trước lúc thổi khi trời lạnh hoặc với sáo lâu ngày không thổi. Khi trời lạnh, khi hơi vào lòng trong sáo làm nóng sáo, thì sự chênh lênh nhiệt độ giữa trong và ngoài thành trúc nứa sẽ dẫn đến việc nứt tiêu sáo. Vì vậy, chúng ta cần làm nóng đều cây sáo rồi mới bắt đầu chơi.

Quấn dây nhiều vòng trên tiêu sáo. Thật ra mình không khuyến kích dùng các phương án quấn dây hay bất cứ thứ gì trên thân sáo vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng truyền âm của sáo, ảnh hưởng đến cả âm sắc. Nhưng dù sao thì sáo nứa/trúc sinh ra từ nguyên liệu tự nhiên nên việc nứt vỡ là khó tránh khỏi, với 1 cây sáo tốt thì hậu quả đó thật khó chấp nhận đc. Vì vậy, ta có thể đánh đổi một chút về âm sắc để lấy sự an toàn cho sáo thì cũng đáng. Bạn có thể dùng dây cước ( loại cước mảnh) hoặc dây dù nhỏ để quấn, chiều dài quấn vào khoảng 15 mm là đủ.

Ngoài ra, bạn có thể dùng phương pháp quấn băng dính đen ( băng dính điện) - Theo mình thì đây là phương án dễ làm, khả thi và hiệu quả và bền bỉ nhất, bởi băng đính điện có tính đàn hồi lớn giúp giảm bớt đi việc ảnh hưởng đến âm sắc của sáo,  nó cũng rất chắc chắn để giữ cho đầu sáo ko bị nứt. Với mỗi đầu sáo, bạn chỉ cần quấn 2 vòng là đủ.

Cách xử lý khi tiêu sáo bị nứt, vỡ

Hai phương pháp mà các bạn hay sử dụng là quấn dây hoặc trám keo 502 thực sự không hiệu quả vì quấn dây thì không thể bít kín hết các khe hở. Keo 502 thì không bền khi gặp nước. 

Nếu là vết nứt nhỏ ở hai đầu sáo thì có thể dùng cưa hoặc khoan để chặn lại đường đi của vết nứt. Vết nứt sâu thì bắt buộc phải dùng keo để bịt kín lại. Có thể dùng keo 502 nhưng phải ép thật chặt để tăng tính hiệu quả. Tốt hơn thì nên dùng các loại keo chuyên dụng như keo AB, tilebond, hay keo sữa ( loại keo dùng để ghép gỗ), sau khi trám keo nên dùng băng dính điện quấn chặt để 1 -2 ngày sau mới tháo băng dính ra, dùng nhám oto để nhám lại vết keo cho mịn. 

Trên đây là một số phương pháp bảo quản sáo cho hiệu quả, bài viết sẽ tiếp tục được cập nhật, bạn có thể theo dõi các bài viết mới nhất qua page của Sáo nứa lão rơm
[left-sidebar]
Bảo quản sáo
October 04, 2017
0

Menu

Search

Recent Comments

Contact Me