Sáo Lão Rơm

Phân biệt giữa sơn Vecni với Sơn Pu

Vecni là hỗn hợp giữa ”cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ trong khoảng 24 giờ sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt nhìn ngiêng có vân óng ánh , Vecni dùng để phủ bề mặt trang trí nội thất. kỹ thuật đánh vecni rất khó và trải qua nhiều công đoạn chủ yếu được làm thủ công hoàn toàn. Sơn Vecni chỉ phủ lớp rất mỏng lên bề mặt gỗ và ngấm sâu và trong thớ gỗ và có màu cánh gián, vàng tơ hay nâu gụ là tùy vào cách làm màu.

Còn sơn và PU là dòng công nghiệp chủ yếu là phủ lớp ”áo dầy” cho gỗ có hỗn hợp làm bóng bề mặt 1k hoặc 2k khá dày và có thể chống xước tốt và có mầu sắc đa dạng thi công nhanh nhìn bóng, hiện đại và đẹp. Sơn PU phải dùng máy phun lên có nhiều bụi sơn và mùi dung môi độc hại phả ra môi trường, trong khi đó Vecni là đánh thủ công bằng tay ít mùi hóa chất .


Nhựa cánh kiến khi mới vừa được cào khỏi các nhánh cây chứa nhựa lấy từ giáp nhựa của bọ, còn chứa thêm xác các con bọ, vỏ cây, màu của nhựa ... được gọi là nhựa thô (crude lac, hay theo tiếng trong nghề là sticklac) và rất ẩm. Người gầy nuôi phải hong hay phơi cho khô trước khi đem ra chợ làng bày bán cho các người đi thu mua của các hãng xưởng chế tạo nhựa. Ở hãng xưởng, người ta đập dập hay giã nát nhựa thô ra, rửa và lọc lại để loại bỏ đất cát, xác bọ, vỏ cây ... Sau đó, quạt và hong khô lại để nhựa kết thành vảy, màu từ đỏ sẫm đến vàng lợt, gọi là nhựa giống, hay "Seedlac." Seedlac chứa từ 70 đến 90% nhựa và 3 đến 4% sáp. Người ta pha chế Seedlac để làm thành nhựa cách kiến, "Shelllac." Cách pha chế tùy theo chỗ. Trong suốt quá trình chế tạo, có thể dùng máy móc, hay chỉ dùng tay, tùy theo trang bị của hãng xưởng. Nhựa shellac loại tốt nhất màu vàng nhạt, rồi đến loại màu da cam sẫm, đến loại màu nâu nâu. Ðôi khi người ta thêm hóa chất vào, cho nhựa thành màu hơi trắng gọi là white lac.



Người ta đã biết dùng nhựa cánh kiến từ xưa. Riêng ở Việt Nam, theo Bác Sĩ Hồ Ðắc Duy, người miền Bắc đã dùng nhựa cánh kiến để nhuộm răng. Màu đỏ các tấm thảm sặc sỡ, sản xuất ở Ba Tư (Perse) hay Ấn độ đều được nhuộm với nhựa cánh kiến. Cuối thế kỷ 19, các dĩa hát 78 vòng/phút dùng với loại máy hát lên dây thiều "La voix de son maître " (có hình con chó ngồi bên ống loa) được chế tạo với nhựa cánh kiến. Ở Việt nam đến các thập niên 1950, 1960 vẫn còn dùng các loại dĩa này và thường do hãng Asia phát hành (nhất là Vọng cổ).


Người ta còn dùng nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác. Nhựa cánh kiến cũng được dùng để pha màu sơn và vẹc ni các loại và dùng trong keo xịt tóc. Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets), làm loại sáp làm kín, làm mực in, để tráng lên mặt sau các lá bài có tiêu chuẩn cao, và dùng shellac trắng, pha chế với các chất hóa học khác làm chất sáp đánh bóng sàn nhà. Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường.

Sơn cánh kiến hay nhựa cánh kiến là một hóa chất do bọ cánh kiến đỏ Kerria lacca thuộc họ Kerriidae tiết ra. Bọ này sống trên thân một số cây gỗ trong rừng ở Ấn Độ và Đông Nam Á.

Sau khi thu hoạch thành phẩm khô, vật liệu này được đem hòa tan trong cồn để thu được sơn cánh kiến, dùng trong quét lên gỗ cùng các vật dụng khác để tạo lớp vỏ bóng.

Sơn cánh kiến có khi được dùng quết lên thực phẩm.

Trước thế kỷ 20 nó là nguyên liệu quý, được các nhà buôn phương tây săn lùng. Hiện nay các loại sơn và chất tạo màu tổng hợp đã thay thế tất cả, nên cánh kiến không còn được sử dụng.

October 06, 2017
0

Menu

Search

Recent Comments

Contact Me